Ngày tận thế ( Vietnamese Only) - Daily Note.
Trích đoạn từ tự truyện "Ba ơi mình đi đâu?" Jean Louis Fournier.
Hồi còn trẻ, tôi thường ao ước về sau sinh được một lũ con. Tôi thấy mình vừa hát vừa leo lên những dãy núi, vượt qua các đại dương cùng những thủy thủ bé nhỏ trông rất giống tôi, đi khắp thế giới với phía sau là một bầy trẻ con vui vẻ, tò mò, ánh mắt sống động, những đứa trẻ được tôi dạy thật nhiều điều, tên gọi của cây cối, chim muông và các vì sao. Những đứa trẻ sẽ được tôi dạy chơi bóng rổ và bóng chuyền, những đứa trẻ sẽ cùng tôi thi đấu và không phải trận nào tôi cũng thắng."
Chắc người đàn ông nào cũng có giấc mơ đó.
Hai con trai của Jean-Louis Fournier đều thiểu năng và tật nguyền vĩnh viễn. Mathieu đã chết và Thomas thì đến năm 30 tuổi vẫn chỉ có thể lặp đi lặp lại câu hỏi "Ba ơi mình đi đâu ?"
"Những ai chưa từng sợ có một đứa con bất thường hãy giơ tay.
Chẳng có ai giơ tay cả.
Mọi người đều nghĩ đến chuyện đó như nghĩ đến một trận động đất, như nghĩ đến ngày tận thế, thứ gì đó chỉ xảy ra một lần.
Tôi có đến hai ngày tận thế."
Những người đàn ông trở thành người cha không chỉ để hiện thực hóa giấc mơ, mà còn để gánh vác trách nhiệm, nỗi lo lắng, đôi khi cả sự đau đớn và tuyệt vọng.
--
Cho tới năm 24 tuổi, tôi mới thực sự thấm thía dù chỉ một phần nào đó cái ý niệm - khái niệm, trải nghiệm sinh ra là con người để gánh vác, để đau đớn, tuyệt vọng - rồi học cách quan sát chính sự tuyệt vọng của mình và đứng lên từ đó. Khi vững chãi, khi vẫn siêu vẹo vụng về. Tôi kiên nhẫn và quan sát sự học hỏi của bản thân mình mỗi ngày.
Thế giới lúc nào cũng tưởng như không có thật. Mọi thứ lúc nào cũng diễn ra quá nhanh, quá dữ dội - và bản thân tôi mất rất nhiều thời gian chỉ để "chấp nhận những thực tại" mà bản thân mình có tham gia và đóng góp vào sự biến chuyển của những thực tại đó.
Tôi băn khoăn, đặt câu hỏi, để mình cuốn theo những sự kiện, những sự tương tác qua lại với những không gian, môi trường, với những người xung quanh và dần dần chấp nhận rằng nếu quá rõ ràng, quá rành mạch, quá tò mò về "sự thật" sẽ chỉ đem lại sự đơn độc lạnh lẽo.
Tôi biết ơn cuộc đời, biết ơn những bài học mà mình được trải nghiệm. Biết ơn bản thân mỗi lần có thể đứng dậy sau những "ngày tận thế".
Tôi bày tỏ sự kính trọng sâu sắc, tới những người làm cha, làm mẹ bởi những gì mà tôi đã được nhận từ cha mẹ tôi.
Tôi nguỡng mộ những hành trình mà cha mẹ tôi, và tất cả những người làm cha mẹ khác đã và đang trải qua từng ngày.
Hồi còn trẻ, tôi thường ao ước về sau sinh được một lũ con. Tôi thấy mình vừa hát vừa leo lên những dãy núi, vượt qua các đại dương cùng những thủy thủ bé nhỏ trông rất giống tôi, đi khắp thế giới với phía sau là một bầy trẻ con vui vẻ, tò mò, ánh mắt sống động, những đứa trẻ được tôi dạy thật nhiều điều, tên gọi của cây cối, chim muông và các vì sao. Những đứa trẻ sẽ được tôi dạy chơi bóng rổ và bóng chuyền, những đứa trẻ sẽ cùng tôi thi đấu và không phải trận nào tôi cũng thắng."
Chắc người đàn ông nào cũng có giấc mơ đó.
Hai con trai của Jean-Louis Fournier đều thiểu năng và tật nguyền vĩnh viễn. Mathieu đã chết và Thomas thì đến năm 30 tuổi vẫn chỉ có thể lặp đi lặp lại câu hỏi "Ba ơi mình đi đâu ?"
"Những ai chưa từng sợ có một đứa con bất thường hãy giơ tay.
Chẳng có ai giơ tay cả.
Mọi người đều nghĩ đến chuyện đó như nghĩ đến một trận động đất, như nghĩ đến ngày tận thế, thứ gì đó chỉ xảy ra một lần.
Tôi có đến hai ngày tận thế."
Những người đàn ông trở thành người cha không chỉ để hiện thực hóa giấc mơ, mà còn để gánh vác trách nhiệm, nỗi lo lắng, đôi khi cả sự đau đớn và tuyệt vọng.
--
Cho tới năm 24 tuổi, tôi mới thực sự thấm thía dù chỉ một phần nào đó cái ý niệm - khái niệm, trải nghiệm sinh ra là con người để gánh vác, để đau đớn, tuyệt vọng - rồi học cách quan sát chính sự tuyệt vọng của mình và đứng lên từ đó. Khi vững chãi, khi vẫn siêu vẹo vụng về. Tôi kiên nhẫn và quan sát sự học hỏi của bản thân mình mỗi ngày.
Thế giới lúc nào cũng tưởng như không có thật. Mọi thứ lúc nào cũng diễn ra quá nhanh, quá dữ dội - và bản thân tôi mất rất nhiều thời gian chỉ để "chấp nhận những thực tại" mà bản thân mình có tham gia và đóng góp vào sự biến chuyển của những thực tại đó.
Tôi băn khoăn, đặt câu hỏi, để mình cuốn theo những sự kiện, những sự tương tác qua lại với những không gian, môi trường, với những người xung quanh và dần dần chấp nhận rằng nếu quá rõ ràng, quá rành mạch, quá tò mò về "sự thật" sẽ chỉ đem lại sự đơn độc lạnh lẽo.
Tôi biết ơn cuộc đời, biết ơn những bài học mà mình được trải nghiệm. Biết ơn bản thân mỗi lần có thể đứng dậy sau những "ngày tận thế".
Tôi bày tỏ sự kính trọng sâu sắc, tới những người làm cha, làm mẹ bởi những gì mà tôi đã được nhận từ cha mẹ tôi.
Tôi nguỡng mộ những hành trình mà cha mẹ tôi, và tất cả những người làm cha mẹ khác đã và đang trải qua từng ngày.
Nhận xét
Đăng nhận xét